Handmade 's Touch

It's like having an icecream in a windy mid-winter day, I swear <3

[Inspiration] Sponge cake (phần 1)

Một vài hình ảnh gợi ý cho các bạn từ bánh cotton sponge cake mình làm nhé! Công thức hoàn toàn theo của chị Linh Trang blog Savoury Days, các bạn có thể xem clip hướng dẫn cũng như  link công thức gốc ở https://handmadetouch.wordpress.com/2013/07/23/how-to-make-cotton-sponge-cake/

Flan ~:x

Vui lòng ghi nguồn https://handmadetouch.wordpress.com và dẫn link đến bài viết gốc khi share lại! Cảm ơn mọi người!

How To Make Cotton Sponge Cake

Đây là video mình cũng 1 nhóm bạn quay về cách làm cotton sponge cake – loại bánh cơ bản để làm gateau cũng như  đế bánh mousse. Bánh làm cũng đơn giản thôi, ăn rất ngon, mềm, mùi bánh rất thơm, lại không bị ngấy hay nghẹn như pound cake.
Bánh này thuộc các loại bánh nở nhờ bọt khí của trứng, nên chắc chắn đánh trứng là khâu quan trọng nhất.
Sau khi đánh trứng bông, hỗn hợp bột có thể đánh tay hoặc đánh máy.
Ở đây trong clip mình đánh tay, dùng kỹ thuật Fold, tức là đảo trộn nguyên liệu bên dưới lên trên, để giảm lượng bọt khí bị vỡ. Kỹ thuật này cũng khá đơn giản thôi, làm 1 lần là sẽ quen tay ngay. Nếu đây là khởi đầu của bạn trong chuyện làm bánh, và bạn còn muốn làm chiffon hay gateau nhật bản, những loại bánh vô cùng ngon lành như ngoài cửa hàng bán, thì chắc chắn đây là kỹ thuật bạn phải học rồi!
1 lưu ý nếu bạn trộn tay, luôn dùng rây khi cho bột vào, để tránh bột bị vón cục trong bánh. Còn nếu bạn dùng máy, đừng đánh quá lâu vì bánh sẽ chai, cứng (do bị vỡ nhiều bọt khí)
Công thức là của chị Linh Trang, blog Savoury Days: http://www.savourydays.com/gateau-co-ban-bat-bai-no-fail-sponge-cake/
Các bạn nên xem lại công thức cho rõ cách làm hơn.
Nếu có câu hỏi, đừng ngại ngần comment ở đây, hoặc vào Savoury Days hỏi chị Trang nhé!
Chúc các bạn thành công!

~ Flan :x

Vui lòng ghi rõ nguồn https://handmadetouch.wordpress.com/ cũng như http://www.savourydays.com/ khi chia sẻ lại! Xin cảm ơn!

Sơ lược về DIY (phần 3)

Trước khi post các tutorial riêng lẻ, có lẽ mình nên đưa ra một cái nhìn tổng quan về handmade.

Phần đầu là giới thiệu chỗ mua nguyên liệu, dụng cụ. Bạn có thể xem ở link sau: https://handmadetouch.wordpress.com/2013/07/22/so-luoc-ve-diy-phan1/

Phần thứ 2 là các cách  sử dụng dụng cụ – và thay thế nó bằng đồ có sẵn trong nhà. Bạn có thể xem ở link sau: https://handmadetouch.wordpress.com/2013/07/22/so-luoc-ve-diy-phan2/

Cuối cùng, phần thứ 3 là một số web DIY mình hay vào xem, muốn giới thiệu cho các bạn.

Bài viết sẽ được update theo các thông tin mình tìm kiếm cũng như các loại hình mới mình học được.

III. List các trang web DIY

Tiếng Việt:

http://kenh14.vn/made-by-me.chn

http://made.byhand.vn/

https://www.facebook.com/pages/Skilful-hands/154166597957694?fref=ts

https://www.facebook.com/tindohandmade

http://afamily.vn/an-ngon/kheo-tay.chn

http://tynnyl.com/NewList.aspx?cate=76

Tiếng Anh:

http://craftgossip.com/

http://carolynshomework.blogspot.com/

http://blog.makezine.com/

http://www.lovegrowswild.com/

http://sincerelykinsey.blogspot.com/

http://chickpeastudio.typepad.com/

http://starshapedandshiny.blogspot.co.uk/

http://www.the-red-kitchen.com/

http://www.handmadebyizz.blogspot.com.es/

http://jinkyscrafts.blogspot.com/

http://mufninc.blogspot.com/

http://www.abeautifulmess.com/projects-a-beautiful-mess-diy-index.html

http://seekatesew.blogspot.com/

http://www.fineandfeathered.com/blog/

http://www.lemonsqueezyhome.com/

Thật sự rất khó để mình nhận xét được ngần ầy web DIY. Nhưng mình có lời khuyên cho các bạn là hãy tham khảo nhiều web tiếng Việt trước, khi đã thành thạo, tự tin vào khả năng handmade có thể dần chuyển qua web tiếng Anh. Vì bản thân mình nhiều khi xem cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm để nhìn hình rồi làm theo, những cái nào khó nhìn hình quá thì mới đọc mà thôi, vì thật sự đọc tiếng Anh miêu tả cách làm khá là khó, khó hơn nhìn hình nhiều, mà lâu hơn hẳn nữa :)

Sau này đọc nhiều web DIY nước ngoài, mình thích hơn nhiều, vì mục tiêu là tiết kiệm hơn, reuse đồ cũ, sống green hơn mà, chứ không còn chỉ là làm đồ mới để chơi và trang trí nữa. Có lẽ đây cũng là một hướng mà DIY có thể hướng đến, tuy nó chưa thật nổi trội ở Việt Nam.

Anyway, chúc các bạn thành công với các hướng dẫn nãy. Với những hướng dẫn hay, mình sẽ cố gắng dịch ra tiếng việt cho mọi người cùng đọc.

~ Flan :x

Vui lòng ghi rõ nguồn https://handmadetouch.wordpress.com khi copy bài viết, đồng thời dẫn link đến bài gốc này. Xin cảm ơn!

Sơ lược về DIY (phần 2)

Trước khi post các tutorial riêng lẻ, có lẽ mình nên đưa ra một cái nhìn tổng quan về handmade.

Phần đầu là giới thiệu chỗ mua nguyên liệu, dụng cụ. Bạn có thể xem ở link sau: https://handmadetouch.wordpress.com/2013/07/22/so-luoc-ve-diy-phan1/

Phần thứ 2 là các cách  sử dụng dụng cụ – và thay thế nó bằng đồ có sẵn trong nhà.

Phần thứ 3 là một số web DIY mình hay vào xem, muốn giới thiệu cho các bạn.

Bài viết sẽ được update theo các thông tin mình tìm kiếm cũng như các loại hình mới mình học được.

II. Cách sử dụng dụng cụ

1. Vải

– Phân loại vải: trong các shop handmade bán khá nhiều loại vải, với màu sắc khác nhau, giá thành chênh lệch khoảng 5k, thường bán theo cỡ 30×30 hoặc 60×60, bé hơn cũng có, lớn hơn thì tùy lúc vì thường khi nhập vải về, chủ shop sẽ cắt luôn thành cỡ nhỏ, không để hoặc để rất ít miếng lớn.

Có các loại vải thường gặp như  sau:

 + Vải dạ:

Đương nhiên rồi, loại vải cơ bản nhất của handmade, có lẽ không ai làm handmade mà chưa sờ vào vải này một lần. Tuy vậy mình thấy các bạn mới làm thì nên dùng vải này, không xổ, rẻ, dễ khâu, màu sắc sáng sủa, đa dạng, còn các bạn làm lâu rồi, và mong muốn 1 sản phẩm tỉ mẩn hơn, đẹp hơn và hướng tới sự hoàn hảo, lại nên hạn chế dùng. Lý do là vải này cứng, nếu bạn có một miếng lớn rồi gấp lại khi cần cất, đến khi mở ra vết gập hằn lên rất xấu. Đồng thời khi khâu, vải này không có độ co dãn nhất định, chắc chẵn sẽ hở đường khâu nếu bạn không có máy khâu. Và vải này thô ráp, đương nhiên làm túi hay nơ hay đặc biệt là gấu bông thì sao có thể thích được, phải không?

Nhưng nhớ, hạn chế dùng chứ không phải không dùng nhé. Vì vải dạ rất cần thiết khi bạn làm lót ví, vì độ cứng của nó giữ  dáng sản phẩm, bạn không cần phải chần bông hay may lót vải chần bông mà ví vẫn có dáng nhất định, không quá mềm. Các móc khóa điện thoại, hay những đồ nhỏ nhỏ tương tự, vải dạ cũng là lựa chọn hoàn hảo nhất.

 + Vải nỉ mềm: theo mình thấy trên thị trường, vải này lại chia thành 2 loại, nhưng thường các shop đều không nói qua web:

1 loại dày dặn hơn, đứng dáng hơn, 2 mặt đều như nhau hoàn toàn có thể dùng thẳng làm nơ mà không cần keo sữa làm tăng độ cứng, cũng như các thứ khác cần đứng dáng như ví… Tuy vậy vải này không cứng như vải dạ đâu nhé, nhưng được cái dày, sờ rất thích tay, ấn vào sẽ thấy hơi lún xuống một chút.
1 loại mỏng hơn, mềm, không đứng dáng, dày chỉ hơn vải vintage hay vải may áo một chút, một mặt có lông cực ngắn, một mặt là lớp vải trơn, mềm, không có lông. Vải này không đứng dáng, theo ý kiến của mình thì nhìn cũng không bắt mắt bằng loại đầu, lại chia thành mặt trái mặt phải, nhưng hai mặt này nhìn qua không dễ phân biệt, gây khó khăn khi phác mẫu lên vải và khi khâu, vì không cẩn thận hay thiếu kinh nghiệm hoàn toàn có thể khâu nhầm mặt trái ra ngoài. Nhưng nếu bạn muốn may một lớp lót bên trong, có chần bông thì vải này lại rất tuyệt, làm sản phẩm không dày, nhìn mỏng đẹp. Hay may các chi tiết trên gối, gấu bông… cũng rất tốt, vì mỏng sẽ sát vào lớp bề mặt, không làm các chi tiết bị trồi lên đường khâu sâu xuống, nên tăng giá trị thẩm mỹ.
Về chất vải khác như vậy, nhưng giá thành thường là y hệt nhau, shop cùng gọi là vải nỉ. Vì vậy, tốt nhất là hãy đi xem vải và sờ thử trước. Còn nếu bạn mua online, hãy hỏi người bán xem vải dày hay mỏng rồi hẵng quyết định mua.

 + Vải da:
Các shop giờ bán loại vải này, sau cả năm vừa rồi đồ da lên ngôi. Về chất vải mình chưa thấy có gì khác nhau, chỉ thấy có lẽ màu sắc thông thường nhất là màu nâu. Các sắc độ cũng rất đa dạng, các bạn tham khảo trong album các shop nhé.

Vải da cũng có 2 loại. Loại thường thấy trong shop sẽ mềm oặt, mỏng, thường 1 mặt là da và 1 mặt là vải thường (sờ ráp ráp giống vải dạ). Loại này nhiều màu sắc lạ, có nâu, đen, đỏ, có shop có màu xám bóng sáng nhìn rất sang.

Còn loại thứ hai là loại vải dày, chất đẹp, cứng, đứng dáng. Chất vải này dày như túi da hàng hiệu ở ngoài vậy. Loại này đắt hơn loại đầu tiên kia. Hơn nữa lại khó tìm hơn, không phải shop nào cũng bán loại này, có bán cũng chỉ theo đợt với số lượng ít. Mình mua 1 mảnh 1m5*1m5 trên Doll Fe là 180k, nhưng là giá từ đầu năm 2013 rồi nhé.

 + Vải lông thú

Thường vải lông thú tách làm 2 loại (có shop chia thành 3 loại, nhưng thật ra bản thân mình không phân biệt mấy giữa 2 loại đầu, nên đã gộp lại thành 1 nhé!)
Vải lông ngắn: thường lông dài khoảng 0.3 – 1 cm, mềm mượt, màu sắc chủ yếu có màu trắng kem và màu nâu chocolate, mặt còn lại là vải giả da lộn, hoạc lớp mềm, co giãn. Mặt trái là vải thô thì thường dùng may ví, túi, hay gấu bông rất hợp. Lớp mềm co giãn thì khâu vào áo sẽ tốt hơn. Thường vải lông ngắn lại chia 2 loại nhỏ hơn, tức là 1 loại ngắn rất sát, có khi chỉ như vải lông ngựa thôi , loại còn lại lông dài và xù hơn một chút. Mình thì ưng loại thứ 2 này hơn cả, hơn cả loại đầu và loại lông dài mình giới thiệu sau, vì lẽ sờ vải này rất thích, khâu cũng khá dễ dàng, chỉ cần chút cẩn thận.
Vải lông dài: đúng như tên gọi, lông của vải này rất dài (khoảng 1.5 cm trở lên), nên thật ra dùng lại không được mềm. Vải thường lông thô ráp như len để làm thú bông, hoặc vải lông dài, cứng, kiểu để làm cổ áo khoác. Một số shop do để vải không cẩn thận nên lông dài còn bị xơ, thậm chí là rối hay rụng, Nên tốt nhất là hãy mua tận tay, bạn không thể biết được chất lượng vải qua mạng. Nếu không, hãy chọn shop có uy tín nhé.

 + Vải da lộn: vải này loại rất đặc biệt, 1 mặt lông rất ngắn, mịn, mặt còn lại vải bóng hoặc vải thô. Sờ rất mềm, thích, nhưng vải quá mềm, không đứng dáng, xổ rất nhiều. Nhưng vải da lộn là một loại vải rất đẹp, màu sắc khác sang nữa, làm ví hay lót hay khâu trang trí quần áo, hoặc làm nơ đều rất tuyệt. Nhớ viền cho vải, hoặc gập mép vải khi khâu nhé, để tránh vải xổ! Cùng với đó là nhất định phải làm lót nhé!

 + Vải chần bông: có lẽ bạn đã bắt gặp cụm từ  “chần bông” rất nhiều nếu đọc phần trên, và bạn đang thắc mắc nó là như thế nào? Khi bạn may lót ví, có 1 kỹ thuật gọi là “chần bông” (mình sẽ viết kỹ hơn trong bài hướng dẫn làm ví). Cơ bản, nó là lót 1 lớp bông vào giữa 2 lớp vải rồi khâu hình quả trám vào, lớp bông sẽ khiến sản phầm cứng và đứng dáng. Tương tự, vải chần bông tức là giữa 2 lớp vải đã có lớp bông (như áo chần bông vậy đó), bạn chỉ việc khâu vải này vào mặt trong, nó sẽ làm nhiệm vụ lót một cách xuất sắc, như khi bạn làm theo hướng dẫn vậy đó, mà tiện dụng hơn rất nhiều!

2. Đất sét

a. Các loại

– Đất bán theo cục thô:  Thường ở Việt Nam chỉ bán loại Air-dry clay (khô trong không khí), chia thành 3 nguồn chính như  sau:

 + Đất sét Nhật: như các bạn biết, Nhật là nơi sinh ra của đất sét, đặc biệt là loại air-dry, chất lượng khỏi phải bàn. Tuy vậy giá thành khá cao, mình nhớ hơn 100k 1 cục nhỏ nhỏ 250g – đó là loại thường, còn loại cao cấp có thể lên đến 400k, 500k 1 cục 250g. Cao hơn hẳn so với đất Thái và đất Hàn, nên nếu bạn chi làm chơi hoặc bán, nói chung là không nên sử dụng loại này.

 + Đất sét Hàn: giá chắc chắn rẻ hơn, và chất lượng cũng gần bằng đất Nhật. Với 1 sản phẩm cao cấp, đất sét Hàn là lựa chọn tuyệt vời.

 + Đất sét Thái: giá rẻ nhất trong 3 loại mình giới thiệu ở đây, tuy vậy đất thường rất mềm, mới làm có thể thấy hơi khó. Chính mình nhiều khi dùng cũng làm hỏng vì đất mềm quá. Đất này các shop dành cho teen nên sử dụng, nhờ giá thành vừa phải, hợp túi tiền, không gây đội giá sản phẩm.

Đất này ngoài việc làm các đồ trang trí, móc chìa khóa, bạn có thể sử dụng làm mắt, mũi gấu bông, hay những thứ nhỏ nhỏ như cúc trang trí chẳng hạn,  trong trường hợp bạn không kiếm được đồ ưng ý. Túm lại, sáng tạo với đất sét là tuyệt nhất vì bạn chẳng hề bị giới hạn với vài đồ dùng!

– Đất sét trái cây: đây là các thanh đất sét, nhỏ, đường kính khoảng 0.5 cm, dài chừng 3 cm. Các thanh này có 1 dạng hình, thường là hoa quả, nhưng cũng có thể là các hình dễ thương trang trí, như Hello Kitty, hay gấu trúc…. Khi sử dụng, bạn cắt 1 vài lát mỏng, đặt lên nơi cần trang trí, dán vào bằng keo sữa là ok. Có thể dùng trong trang trí bánh kem đất sét, hay làm nail, hoặc Doll house và các vật dụng nhỏ (miniature)

– Đất sét màu: đương nhiên, các cục đất sét màu giá đắt hơn đất thô rất nhiều, màu sắc cũng không được như ý muốn. Tuy vậy nếu bạn ngại pha màu, thì có thể dùng. Nhưng nói chung nên hạn chế, vì dùng nhiều bạn sẽ không có kinh nghiệm pha màu với đất thường, và hậu quả là bạn phụ thuộc và bị bó buộc vào những màu có sẵn của đất.

b. Cách bảo quản:

 Các bạn xem ở đây nhé: http://www.tynnyl.com/showthread.php?t=83

c. Cách pha màu

 Các bạn xem ở đây nhé: http://www.tynnyl.com/showthread.php?t=80

d. Một số dụng cụ khác cho đất sét

– Dung dịch đất sét: bạn có thể mua ở các shop trên, và pha như sau: 10 g đất tương ứng với 5-6 giọt dung dịch. Tránh nhỏ quá tay nhé, rất phí dung dịch đất sét, và kem cũng bị nhão, không đứng được.

Ngoài ra, nếu không có dung dịch đất sét, bạn cũng có thể làm theo clip:
http://www.youtube.com/watch?v=cMT8v-9eX9Q

– Bút vẽ lên đất sét: bút loại nhiều màu, giá chừng 15-30k một chiếc, nhiều nơi còn chỉ bán cả bộ. Không có những chiếc bút này, quả thực làm chi tiết nhỏ, vẽ mắt mũi hay vẽ nét đúng là “toát mồ hôi”. Tuy vậy bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng bút dạ bảng permanent marker – nhớ là bút không xóa được nhé!

– Kem mềm: khi đang làm đồ, nếu thấy cục đất sét khô, hãy lấy 1 ít kem này trộn với đất sét, nhào lại sẽ thấy đất mềm trở lại. Nếu không, với đặc tính của air-dry clay, thành phẩm lên sẽ bị nứt nẻ, rất xấu.

– Kem ủ: kem ủ là để sử dụng khi bạn cần làm đồ mà để lên 1 mặt phẳng, kem ủ trơn sẽ tránh cho đất sét dính vào mặt phẳng đó. Đồng thời khi bạn bảo quản đất, bạn có thể phủ 1 lớp kem ủ lên bề mặt cục đất sét, cuốn nilon xung quanh là ok. Tuy vậy, theo mình thì cách này khá tốn kem, hiệu quả cũng chỉ vừa phải – không biết có phải do mình bôi kem không gọn ghẽ hay không nữa. Bạn có thể làm như sau: lấy nilon (loại dùng để bọc thức ăn) cuốn xung quanh cục đất sét – hãy học tập cách cuốn quanh cục đất sét ban đầu, rồi lấy khăn mỏng (khăn mùi xoa mềm dạng giống vải màn của trẻ con) thấm nước cho thật ẩm, bao xung quanh cục đất, và cuối cùng lấy 1 túi nilon nhỏ nhét cục đất đã được bao vào, buộc lại (cho không hở ra) Nếu khăn trở nên quá khô hãy thấm thêm nước. Bạn nên kiểm tra khăn chừng 1 lần/ tuần. Cách này cực ổn, đặc biệt mùa hè, mình làm mà lấy ra đất mềm như mới!

3. Vòng tay tết

Phần này không có quá nhiều, mình chỉ chia loại cho các bạn biết:

– Vòng tay tết bình thường:

 + Dây da lộn: loại dây dày, nhìn cứng, khổ chừng 0.3 cm thích hợp cho cả con gái và con trai. Dễ phai màu khi gặp nước, dây cũng không bền, mình kéo mạnh cũng có thể đứt. Có thể làm vòng tay, bao ngoài của Dreamcatcher.

 + Dây cói: loại dây sờ ráp, nhỏ xíu, kéo mạnh cũng đứt (còn dễ hơn dây da lộn), hợp với con gái, dáng dây mềm và nữ tính. Bạn có thể đeo nhiều dây tết bởi sợi cói, nhiều màu khác nhau, sẽ rất ấn tượng. Dây này cũng làm bao ngoài của Dreamcatcher.

– Vòng tình bạn: thường tết bằng chỉ khâu sẽ là đẹp nhất nhé!

4. Một số vật dụng linh tinh

– Súng bắn keo – keo nến: thật ra bạn không cần súng bắn keo! Bạn có thể đốt 1 cấy nến trong nhà, dí keo nến vào cho nó chảy ra, và cho keo chảy đó rơi lên chỗ bạn cần dính. Súng bắn keo sẽ giữ nhiệt độ nóng liên tục, khiến keo chảy liên tục, và tốn rất nhiều keo nến.

Keo nến thường có 2 loại thôi, nhỏ và to. Hãy quan sát kỹ súng bắn keo của mình trước khi mua keo nến nhé!

– Kéo cắt vải: đây là vật dụng bất ly thân với những bạn đam mê đồ vải (như mình!) Hãy cẩn thận với những thứ cứng, và các  thứ dính keo, tốt nhất đừng dùng kéo cắt vải để cắt, vì có thể sẽ đi tong luôn cả cái kéo đấy!

– Kìm: nếu bạn hay làm vòng tết, bạn sẽ quen thuộc với kiểu kìm nhỏ xinh, bé xíu. Nhưng với xích to, cắt bằng kìm này thật khó khăn phải không? Hãy dùng kìm điện của nhà bạn cho các loại xích, đôi tay bạn sẽ không phải quá cố gắng, và không có nguy cơ hỏng kìm!

Flan ~:x

Vui lòng ghi rõ nguồn https://handmadetouch.wordpress.com khi copy bài viết, đồng thời dẫn link đến bài gốc này. Xin cảm ơn!

Sơ lược về DIY (phần 1)

Trước khi post các tutorial riêng lẻ, có lẽ mình nên đưa ra một cái nhìn tổng quan về handmade.

Phần đầu là giới thiệu chỗ mua nguyên liệu, dụng cụ.

Phần thứ 2 là các cách  sử dụng dụng cụ – và thay thế nó bằng đồ có sẵn trong nhà.

Cuối cùng, phần thứ 3 là một số web DIY mình hay vào xem, muốn giới thiệu cho các bạn.

Bài viết sẽ được update theo các thông tin mình tìm kiếm cũng như các loại hình mới mình học được.

I. Nơi mua các nguyên liệu, dụng cụ làm handmade

Phần này chỉ trọng tâm cho các bạn ở Hà Nội (do mình ở Hà Nội), cũng như các bạn ở các tỉnh hiếm shop bán đồ, muốn mua theo ship toàn quốc. Các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh, hay các vùng lân cận khác nên mua ở đây, theo mình search trên Google cũng có khá nhiều.

Doll Fe_handmade cafe shop , Tynnyl Shop (ấn vào tên shop để vào page của shop nhé!) đây là 2 shop bán nguyên liệu đầy đủ nhất, muốn mua trọn vẹn không phải đi qua đi lại chỉ cần đến 1 trong 2 là đủ. Vải dạ, vải nỉ mềm, vải vintage, vải da, chỉ tết vòng, xích, mặt vòng, gạch thủy tinh, bìa mô hình, keo, đất sét… đều đủ cả, chất lượng rất tốt. 2 chị chủ shop đều làm handmade cực siêu nên tranh thủ hỏi kinh nghiệm luôn là ok nhất. Shop cực đắt hàng, nên có vấn đề là hàng hết nhanh như gió, tuy vậy bù lại là hàng về cũng khá nhanh.

Ở trung tâm Hà Nội thì có We Love Handmade (ấn vào tên shop để vào page của shop nhé!) ngay sát Bờ Hồ, tuy vậy shop còn nhỏ, đồ không được đa dạng bằng, chỉ nghiêng về bán đồ vải dạ hoặc 1 số loại vải cứng, và bán đồ làm vòng vintage đơn giản: xích, dây da lộn, mặt vòng… Điểm cộng là mặt vòng khá rẻ và đa dạng, lạ. Ngoài ra shop bán những sản phẩm Handmade làm sẵn, giá cả chất lượng cũng ổn.

Các shop này đều nhận ship toàn quốc.

Còn nếu mua số lượng lớn hơn (đương nhiên giá cũng ưu đãi hơn) nên lên phố cổ mua.

Chỗ Hàng Mã cắt phố Chả Cá có 2 hàng sát cạnh nhau, bán đủ nguyên liệu làm hoa lụa, hoa giấy, vải dạ, kéo, súng bắn keo, xốp nhồi gấu bông, ruy bằng, hoa giả… (1 hàng lớn 1 hàng nhỏ, hàng nhỏ không nhiều đồ bằng nhưng màu sắc vải dạ thì đa dạng hơn hẳn, và có bán cả sách dạy làm hoa lụa rất đẹp)
Phố Lương Văn Can có bán bông, nhưng bán từ 0.5kg trở lên (1kg bông là khoảng 50k nhé)
Phố Hàng Bồ bán dây da lộn, ren các loại (màu không được đa dạng như trong shop), xích, phéc-mơ-tuya, cúc (khuyên là không nên mua cúc ở đây vì rất đắt và hay bán buôn, nếu muốn mua thì bạn hãy dạo qua phố 1 vòng rồi hẵng quyết định, vì mỗi hàng có 1 kiểu cúc riêng. Mình ưng nhất hàng gần chỗ Hàng Bồ cắt Hàng Ngang – hàng Đào, bán cúc nâu nhẹ, làm bằng gỗ mỏng, các hàng khác hầu hết chỉ có cúc nhựa thôi) Kéo cắt vải cũng mua ở đây, từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn, trong hàng bán cả phấn vẽ vải (hàng cúc mình vừa giới thiệu nằm đối diện hàng bán kéo)

Về nguyên liệu làm bánh:

Rẻ nhất là mua ở Liên Hoa Shop, trên chợ tạm Phùng Hưng. Chỗ này bán mọi nguyên liệu và dụng cụ, bán cả hộp bánh. Nguyên liệu rất đa dạng, bột, bơ, chocolate, chocochip, hoa quả,… đều đủ. Giá rất rẻ so với các shop khác ở Hà Nội, có bán cả khuôn bánh các loại, tuy mình không khuyên mua khuôn ở đây.

Khuôn bạn nên ra 21 Hàng Thiếc, rất đa dạng và rẻ, hợp với tủi tiền hơn,  đặc biệt là những bạn thi thoảng mới làm một lần.

Flan ~:x

Vui lòng ghi rõ nguồn https://handmadetouch.wordpress.com/ khi copy bài viết, đồng thời dẫn link đến bài gốc này. Xin cảm ơn!

Post Navigation